Công nghiệp hóa trên thế giới bắt đầu từ cuối thế kỷ 18 với sự xuất hiện của hơi nước và phát kiến máy dệt đã thay đổi hoàn toàn phương thức sản xuất hàng hóa. Ngày nay, cuộc cách mạng lần thứ tư đang chuyển đổi nền kinh tế, việc làm và cả chính xã hội.
Là một phần chiếc lược quốc gia bắt nguồn từ Đức nhằm số hóa các nhà máy, chính cuộc cách mạng này sẽ lan ra các ngành công nghiệp toàn thế giới. Dự đoán rằng, áp dụng công nghiệp 4.0 sẽ đem lại lợi ích cho sản xuất nhờ sự kết nối trong toàn bộ doanh nghiệp được tăng lên bởi các nhà máy vận hành thủ công được chuyển đổi qua vận hành thông minh. Những công nghệ này không chỉ tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho các công ty mà còn cách mạng hóa phương thức vạn vật được thiết kế, nhu cầu cho sản xuất hàng loạt và thậm chí là vòng đời của sản phẩm.
Trong công nghiệp 4.0, hệ sinh thái Internet Vạn Vật (Internet of Things – IoT) có thể giúp các nhà sản xuất và người tiêu dùng được kết nối nhằm cung cấp tự động hóa, truyền đạt thông tin và giám sát đi kèm với tự chuẩn đoán và trình độ phân tích tiên tiến hơn để tạo nên tương lai có năng suất cực cao. Các nhà máy tự động hóa, tự kiểm soát cao hơn nhờ máy móc bên trong được sắp đặt với khả năng phân tích và truyền đạt thông tin với nhau và với các đồng nghiệp con người, giúp các công ty có quy trình sản xuất mượt mà hơn, giải phóng người lao động cho các công việc khác.
Cách mạng 4.0 không chỉ có Internet Vạn Vật, ngoài ra máy có khả năng tự học (Machine learning – ML), trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence – AI) và phân tích dữ liệu lớn (big data analytics) đều được mong đợi sẽ đóng góp vào sự thay đổi công nghiệp ý nghĩa này. Thêm vào đó, điện toán đám mây (cloud computing) sẽ tiếp tục đóng vai trò thiết yếu, đảm bảo cho các ngành công nghiệp có thể truy cập và lưu trữ thông tin từ xa. Sự phát triển của công nghệ mạng cũng quan trọng cho Công nghiệp 4.0 bởi bất cứ dữ liệu và hiệu suất nào tạo ra bởi thiết bị Internet Vạn Vật chỉ có thể hữu dụng nếu chúng có thể được truy cập dễ dàng và nhanh chóng.
Chuẩn bị để vượt qua những thử thách cũng quan trọng không kém nếu doanh nghiệp muốn đảm bảo rằng họ tận dụng được công nghiệp 4.0. Mỗi điểm tiếp xúc mới đều có thể sẽ là một lỗ hổng/điểm yếu tiềm năng nê các tổ chức phải đảm bảo hệ thống an ninh của họ cũng mạnh tương ứng trước khi lắp đặt hệ thống Internet Vạn Vật. Vấn đề an ninh sẽ tăng lên vì càng có nhiều thiết bị kết nối với Internet.
Thách thức về con người cũng xuất hiện bên cạnh các vấn đề kỹ thuật trong công nghiệp 4.0. Các doanh nghiệp cần đảm bảo rằng các nhân viên có kỹ năng cần thiết để xử lý công nghệ và phương thức làm việc mới.