Sức mạnh tiềm ẩn của tâm trí đến từ sự kết hợp giữa nhận thức, sự tập trung và sức bền bỉ. Điều này giúp bạn hiểu rằng khó khăn chỉ là tạm thời và sẽ không hủy hoại thành công của bạn được. Đây là ba yếu tố trong công thức thành công mà những người thành đạt hình thành trong trí óc của họ.
1. Nắm rõ chính mình
Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của công nghệ và cuộc sống, đôi khi chúng ta buộc phải sống chậm lại, bắt đầu suy ngẫm lại cuộc đời mình: “Chúng ta là ai?” và “Tôi làm được gì?”. Nếu những giả định đặt ra đó gây bối rối và khó hiểu cho bạn thì hãy bắt đầu với những câu hỏi dễ hơn: “Điều gì làm bạn yêu thích những gì bạn làm và bạn đam mê điều gì nhất?”. Hiểu rõ chính mình giúp tạo nên phần lõi bên trong bạn, tạo ra năng lượng dẫn dắt bạn có mục tiêu và đích đến rõ ràng cho tất cả những khoảnh khắc trong đời bạn.
“Con người ai cũng mơ, nhưng mức độ khác nhau. Những người mơ vào ban đêm trong nơi thầm kín bụi bặm của tâm tưởng thức dậy vào ban ngày và thấy tất cả chỉ là hư ảo, nhưng những người mơ vào ban ngày rất nguy hiểm, vì họ có thể hành động từ trong giấc mơ với cặp mắt rộng mở, để biến nó thành hiện thực.” – T.E. Lawrence.
2. Đặt mục tiêu rõ ràng
Không có hình ảnh rõ ràng về hành trình bạn muốn đi là điều đầu tiên cản bước bạn đạt được ước mơ. Không cần thiết phải thật to lớn và xa vời. Hãy bắt đầu với với từng bước nhỏ bởi đó chính là yếu tố bí mật để giành được những thành tựu nhỏ dễ dàng hơn. Có mục tiêu cụ thể từng bước giúp bạn kiên trì thực hiện những gì bạn muốn hoàn thành. Bạn có thể viết ra giấy từng mục tiêu cụ thể đó và đặt ra thứ tự ưu tiên trong tâm trí. Khi bạn bắt đầu đạt được từng mục tiêu đã đặt ra, sức đà sẽ đẩy bạn tiến xa hơn, chiếm lĩnh nhiều thành tựu hơn nữa. Mẹo dành cho bạn: Hãy nhận ra và tránh xa những suy nghĩ tiêu cực bởi chúng sẽ ngăn bạn tiến tới mục tiêu lớn nhất của đời mình.
3. Nuôi dưỡng tư duy
Bạn đã có hiểu rõ chính bạn, với những mục tiêu cụ thể, bước tiếp theo chính là nuôi dưỡng tư duy của người hành động. Câu trả lời chính là: Thói quen. Nên liên tục học và hình thành thói quen hành động của người thành công hàng ngày. Đừng để chính mình trở thành người NATO (No action, talk only) – người chỉ nói mà không làm.
Hơn nữa, luôn có mối liên hệ giữa trí óc và cơ thể lành mạnh với thành công trong cuộc sống. Con đường dẫn tới thành công đòi hỏi phải có thân thể và tâm lý khỏe mạnh. Khi có nội lực tốt, bạn có thể vượt qua những thăng trầm trên hành trình cuộc đời. Khi tâm lý yếu, bạn dễ dàng bị tổn thương từ những quyết định sai lầm rồi mỏi mệt, sợ hãi và bất an sau đó.
Người thành công còn hiểu rõ tầm quan trọng của tự suy xét và suy ngẫm. Dành thời gian tự nhìn lại quá trình của chính mình, nhìn nhận khuyết điểm nhưng hãy tập trung vào tương lai với những ý tưởng và cơ hội mới, tránh vùi sâu vào những sai lầm quá khứ. Người thành công cũng là những người tự học và tự đọc không ngừng, và rất hăng say đọc sách và học hỏi để góp nhặt kinh nghiệm và kiến thức.
Toàn bộ quá trình này củng cố cho bạn hiểu rõ thêm về chính mình để liên tục đặt ra, chỉnh sửa mục tiêu, xây dựng và bồi đắp tư duy phù hợp với nội lực của bạn theo thời gian để đi tới sự trưởng thành trong cuộc sống và thành công trong công việc.
Chia sẻ với chúng tôi nhé, những thói quen bạn đã hình thành và học hỏi được từ những người thành công và lý do tại sao thói quen đó đã giúp bạn đi xa hơn trong bước đường tới thành công của chính bạn nhé.
Không thể phủ nhận, thế hệ ngày hôm nay sẽ trở thành những nhà lãnh đạo tương lai của nền kinh tế toàn cầu. Đừng nghĩ chỉ cần 1 tấm bằng Cử Nhân hay Thạc Sĩ là đủ. Thời nay, không chỉ là kiến thức chuyên môn, mà chính những “kĩ năng mềm” mới là yếu tố quyết định sự thành công trong công việc của bạn.
Kĩ năng mềm được xem là những thế mạnh trong quá trình làm việc chẳng hạn như kĩ năng giải quyết vấn đề, làm việc nhóm hay kĩ năng giao tiếp. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Việt Nam xếp thứ 57 trong số 137 nước có thị trường lao động hiệu quả (Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu 2017-2018). Giáo dục cao học đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố theo đuổi mục tiêu và sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Song tầm quan trọng của kĩ năng mềm đang bị đánh giá thấp và không được đề cao trong trường học. Tại sao việc đào tạo những kĩ năng mềm trong nền giáo dục Việt Nam là điều cần thiết?
Những môn học ở trường đại học và trường dạy nghề, toán học và khoa học rất được chú trọng trong việc giảng dạy, trong khi người học lại không được trang bị tốt các kĩ năng sống và kĩ năng học tập. Phương pháp giảng dạy truyền thống được áp dụng ở các học viện cao học bị chỉ trích vì chú trọng ghi nhớ và tái tạo lại thông tin dưới dạng bài giảng. Theo mô hình đó, sinh viên cần phải ngồi im lặng, viết bài và ôn lại khi được giao bài tập và thi cử. Điều đó dẫn đến việc đa số sinh viên tiếp cận vấn đề với một tâm thế rất thụ động trong mô hình giáo dục truyền thống.
90% sinh viên Việt Nam không có những kĩ năng mềm cần thiết và đây là lí do quan trọng vì sao mỗi năm có đến hơn 400,000 sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường (Theo University World).
Theo nghiên cứu nhận định những kĩ năng mềm cần thiết để tối đa sự thành công trong sự nghiệp của sinh viên (của trường Laura và Shaw năm 2016), tất cả phản hồi từ các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau đều đồng ý rằng 19 kĩ năng mềm sau rất cần thiết trong cách thức làm việc ở các doanh nghiệp hiện nay. Trong số đó, kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm, sự linh hoạt, dịch vụ khách hàng, tạo lập quan hệ, tiếp thị, thái độ tích cực và tinh thần trách nhiệm được xem là quan trọng nhất trong việc vận hành doanh nghiệp ở Việt Nam.
Ông Trần Trọng Thanh, Chủ tịch hội đồng quản trị của Tập đoàn Vinapo, chỉ ra rằng 90% sinh viên Việt Nam không có những kĩ năng mềm cần thiết và đây là lí do quan trọng vì sao mỗi năm có đến hơn 400,000 sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường (Theo University World News). Ngoài những đức tính thường thấy như sự tận tâm, chăm chỉ và tuân thủ quy tắc, những nhà tuyển dụng đòi hỏi sinh viên phải đáp ứng được kĩ năng sử dụng ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh), để có thể giao tiếp tốt, làm việc nhóm và chủ động khởi xướng trong công việc. Vietnamworks, một công ty tuyển dụng trực tuyến, đã chỉ ra rằng 84% trong 2500 nhân lực Việt Nam thiếu sự tự tin trong việc giao tiếp ngoại ngữ. Chỉ xét đến mặt này, ứng viên người Việt đã gặp phải những trở ngại khi thương lượng mức lương và 67% tin rằng họ không có đủ những kĩ năng cần thiết để cạnh tranh với nguồn nhân lực nước ngoài trong Cộng đồng Kinh tế Châu Á.
Phương pháp giảng dạy, mô hình đánh giá và những hoạt động ngoại khoá là những nhân tố khách quan trong việc học của mỗi người. Điều quan trọng là sự độc lập và chủ động của người học trong việc tìm cho mình những cơ hội phát triển từ môi trường giáo dục sẵn có. Nền kinh tế Việt Nam ngày càng trở nên cạnh tranh hơn, nếu người học hiểu được tầm quan trọng của kĩ năng mềm trong cuộc sống thì chính họ sẽ có thể trở thành những nhân tố kiến tạo một nền giáo dục lâu dài và bền vững. Bằng việc hiểu quan điểm của nhà tuyển dụng về vai trò quan trọng của các kĩ năng mềm đối với sự thành công trong công việc, người học sẽ có định hướng giáo dục đúng đắn hơn cho bản thân mình, đáp ứng được nhu cầu xã hội và hoàn thiện mình trong quá trình tự học suốt đời.
Tự học trực tuyến trở nên phổ biến trong những năm gần đây bởi tính tiện lợi và giá trị mà nó đem lại cho những ai bị giới hạn bởi thời gian và địa điểm. Tất cả những bài học online cho người học cơ hội tiếp nhận kiến thức theo trình độvà bất cứ địa điểm nào họ mong muốn.
Học online rất hữu ích cho những người không có thời gian tham gia vào các khóa học và bằng cấp chính quy cũng như những người không tiện đi lại tới địa điểm học. Nói cách khác, học online xóa bỏ giới hạn về không gian và thời gian, tất cả những gì chúng ta cần là máy tính với kết nối Internet để tự học online. Ngoài ra, sự tự do về thời gian, nhịp độ tiếp thu kiến thức giúp người học có thể bắt đầu và tiếp tục từ bất cứ thiết bị và địa điểm nào làm cho trải nghiệm việc học trở nên dễ dàng hơn.
Tự học không chỉ trở nên thông dụng ở nhiều quốc gia mà còn mang lại những lợi ích bất ngờ từ
Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề
Tự học tạo điều kiện cho bạn tăng khả năng tự phát hiện vấn đề và nhanh chóng tìm ra phương án hiệu quả, có thể là với sự hỗ trợ từ internet, bạn học hoặc tự khám phá. Điều quan trọng là bạn chủ động tìm kiếm cách giải quyết thay vì ai đó làm thay cho bạn.
Qua đó, những chướng ngại không làm giảm đi nghị lực hoàn thành mọi việc mà ngược lại cho bạn cơ hội học những điều mới mẻ theo nhịp độ và thời điểm phù hợp. Đồng thời, bạn có thể thích nghi với những thay đổi môi trường tốt hơn nhờ có kỹ năng này
Quá trình học bớt áp lực
Khác với giáo dục truyền thống, bạn có thể tự chọn khóa học, kỹ năng bạn cần học vào thời điểm bạn thấy phù hợp và cả cách thực hiện bài kiểm tra đánh giá. Không có áp lực về thời gian và kết quả bởi vì bạn đặt ra và thực hiện toàn bộ việc học theo ý muốn. Kết quả tổng thể là tiếp nhận nội dung bài học theo quan điểm cá nhân, không bị áp đặt, khác với cách giáo dục truyền thống.
Nhiều kỹ năng được rèn luyện hơn
Khi tự học, bạn có thể rèn luyện nhiều kỹ năng quan trọng khác như quản lý thời gian, tự đánh giá và tự đặt mục tiêu. Bên cạnh đó, người tự học có tính cam kết cao hơn vì họ phải học cách theo sát kế hoạch học tập cho tới khi hoàn thành mục tiêu mà không có ai kèm cặp hay nhắc nhở.
Những kỹ năng thiết yếu này giúp bạn ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực khác. Vì vậy, những người tự học có khả năng phát triển nhiều kỹ năng hơn bởi họ phải thành thạo những kỹ năng đó để sắp xếp việc tự học so với người học theo cách truyền thống.
Trải nghiệm việc học có ý nghĩa hơn
Việc học đến từ mong muốn tiếp thu kiến thức mới, xuất phát từ nhu cầu tìm kiếm thông tin về một chủ đề và dùng thông tin có được cho mục đích cụ thể. Vì vậy, bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về tính thực tiễn và sự phù hợp của khóa học với cuộc đời và mục tiêu bạn đã đặt ra, từ đó trải nghiệm này có ý nghĩa hơn.
Ngoài ra, việc học tự chọn theo nhu cầu làm thỏa mãn tính hiếu kỳ bên trong bạn chính là một phần tuyệt vời của tự học. Chính động lực thôi thúc việc học đến từ bên trong thay vì tác nhân bên ngoài lại giúp bạn tiếp thu được nhiều kiến thức hơn. Việc học trở thành một hành trình khám phá, và niềm vui mỗi khi bạn thành công khi chiếm lĩnh được tri thức mới lại càng làm trải nghiệm học có ý nghĩa hơn nữa.
Học tập là việc cả đời. Không ai có thể ngừng học bởi tính tò mò và thôi thúc phát triển bản thân, địa vị xã hội và thành tựu nghề nghiệp. Nhờ có sự phát triển của công nghệ mà việc học chưa bao giờ tiện lợi và gây hào hứng như bây giờ.
Ngày nay, bạn có thể học hầu hết mọi thứ từ việc tìm kiếm trên Google, xem các video hướng dẫn trên Youtube, hay đọc các hướng dẫn trên các website. Tự học online là hình thức học mới trang bị cho mọi người nhiều kỹ năng và kiến thức gần với nhu cầu từ thực tế hàng ngày nhất. Đây là xu hướng thiết yếu, bạn cũng đừng đứng ngoài xu hướng này nhé, rất có ích cho bạn đó.
Công nghiệp hóa trên thế giới bắt đầu từ cuối thế kỷ 18 với sự xuất hiện của hơi nước và phát kiến máy dệt đã thay đổi hoàn toàn phương thức sản xuất hàng hóa. Ngày nay, cuộc cách mạng lần thứ tư đang chuyển đổi nền kinh tế, việc làm và cả chính xã hội.
Là một phần chiếc lược quốc gia bắt nguồn từ Đức nhằm số hóa các nhà máy, chính cuộc cách mạng này sẽ lan ra các ngành công nghiệp toàn thế giới. Dự đoán rằng, áp dụng công nghiệp 4.0 sẽ đem lại lợi ích cho sản xuất nhờ sự kết nối trong toàn bộ doanh nghiệp được tăng lên bởi các nhà máy vận hành thủ công được chuyển đổi qua vận hành thông minh. Những công nghệ này không chỉ tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho các công ty mà còn cách mạng hóa phương thức vạn vật được thiết kế, nhu cầu cho sản xuất hàng loạt và thậm chí là vòng đời của sản phẩm.
Không ai là hoàn hảo, và bạn cũng vậy. Thất bại là một phần cố hữu trong những doanh nghiệp và tinh thần lãnh đạo thành công. Những cá nhân được xem là huyền thoại trong lĩnh vực của chính họ đều nhớ những lần vấp ngã của mình, bởi vì họ đã học trực tiếp rằng những thất bại trong đời là cơ hội học tập lớn nhất mà họ có thể tận dụng.
Hãy chừa chỗ cho sự phát triển
Đó là do bản chất con người, hay do cái tôi của chúng ta, làm chúng ta mang lối suy nghĩ “mình không phải là người có lỗi” khi mắc sai lầm? Với kiểu suy nghĩ như vậy, chúng ta sẽ bắt đầu chơi trò đổ lỗi cho nạn nhân sau đó. Tuy nhiên, nếu bạn thuyết phục chính mình rằng bạn đang không lầm lỗi khi bạn là người phải chịu trách nhiệm cho chính hành động của mình, bạn sẽ chẳng bao giờ có thể tiếp nhận thất bại như một cơ hội để học tập và phát triển bản thân.
Chấp nhận thất bại như “tác dụng phụ” của sự đổi mới
Những gì tốt đẹp cần phải có thời gian để bồi đắp. Bạn có thể sẽ thất bại, nhưng tự thân quá trình bạn cố gắng thực hiện kế hoạch đã là một nỗ lực xứng đáng. Mắc phải sai lầm, và làm lại một lần nữa cho tới khi bạn làm đúng. Nếu bạn nghĩ việc bạn sẽ làm là quan trọng, bạn nên thử làm và cố gắng hết mình, ngay cả khi bạn biết khả năng thành công của nó không cao. Và cố gắng thực hiện ngay cả khi bạn không mong đợi sự thành công của nó. Những sản phẩm thành công nhất là những mẫu đã được thiết kế lại cả hàng trăm lần. Những người làm ra nó là những người đã thất bại mỗi ngày cho cùng một công việc, nhưng bằng sự kiên trì và nỗ lực phân tích, thử nghiệm tìm ra sự kết hợp đúng đắn nhất, cuối cùng họ đã vượt qua mọi kì vọng với mô hình sản phẩm cuối cùng.
Điều quan trọng là, bạn phải học hỏi nhanh chóng từ những sai lầm bạn mắc phải và không từ bỏ. Người ta tin rằng những người thành công nhất là những người gặp nhiều sai lầm nhất. Mark Zuckerberg – CEO tập đoàn Facebook, từng nói: “Nếu bạn thành công, đó là do bạn đã mắc sai lầm ở hầu hết những việc bạn làm (…) Điều thực sự quan trọng, cuối cùng, là những việc bạn đã làm đúng sau những sai lầm đó.”
Thất bại xây dựng con người bạn
Sức mạnh và lòng can đảm là những lợi ích mà bạn có được từ thất bại. Thất bại dạy chúng ta nhiều hơn về bản thân và xây dựng nhân cách tốt hơn so với thành công. Nó có thể tạo ra cơ hội. Nếu một công việc không phù hợp với bạn, bạn có thể tìm đến một công việc tốt hơn. Nó dạy chúng ta về tính kiên trì. Bạn phải có can đảm và quyết tâm để tiếp tục tiến về phía trước. Bạn có thể mắc sai lầm trong công việc, và bạn cũng không thể làm hài lòng tất cả mọi người. Thay vào đó, hãy tập trung vào những gì bạn giỏi và tìm cách hoàn thiện mình mỗi ngày từ điểm yếu của mình.
Bạn định hình giá trị của mình
Không phải ai cũng sẵn lòng hỗ trợ bạn. Trong thực tế, hầu hết mọi người sẽ không muốn dành thời gian của mình cho việc đó. Một số người sẽ chèn ép bạn với sự tiêu cực của họ, công kích thụ động, tức giận hay ghen ghét, nhưng không có việc nào trong số này quan trọng. Bất cứ ai làm cho bạn cảm thấy vô giá trị, lo lắng hay bực dọc đều lãng phí thời gian và năng lượng của bạn, và có thể khiến bạn trở nên giống chúng hơn. Phấn đấu để bao bọc bản thân với những người bạn có thể học hỏi từ họ, những người truyền cảm hứng cho bạn và khiến bạn muốn trở nên tốt hơn mỗi ngày.
Tập trung vào hiện tại
Đôi khi chúng ta hồi tưởng về quá khứ và tiếc nuối những gì chúng ta đã không làm, hay cảm thấy lo lắm về tương lại với những việc thậm chí còn chưa diễn ra. Sức khoẻ tinh thần của bạn có thể tác động đến cách bạn giải quyết sai lầm của mình. Hãy cố gắng tập trung làm những việc bạn có thể tự chủ được – tập trung vào hiện tại để bạn có thể định hình được những gì mình sẽ làm trong tương lai.
Có lẽ bài học lớn nhất mà người học nên được dạy ở trường là không có gì phải xấu hổ khi thất bại; và rằng sai lầm lớn nhất mà họ có thể có là quá sợ hãi để có thể thực sự dấn thân vào làm cái gì đó. Ngoài ra, họ cần được học về sự phát triển cá nhân, cần có một tâm trí cởi mở và một cách tiếp cận tò mò với các bài học trong cuộc sống.
Hãy nhớ rằng sự hoàn hảo không tồn tại. Sợ hãi là nguồn số một của sự hối tiếc, vì vậy đừng ngại mạo hiểm và phạm sai lầm. Điều tồi tệ nhất là bạn cho phép mình chết bên trong trong khi bạn vẫn còn sống. Các nhà lãnh đạo xuất sắc không bao giờ ngừng học hỏi. Họ học hỏi từ những sai lầm của họ và họ học hỏi từ chiến thắng của họ, và họ luôn luôn thay đổi để bản thân tốt hơn từng ngày.
Công nghệ đang trở nên quan trọng và có ảnh hưởng sâu sắc lên văn hoá, chính trị, và xã hội của chúng ta hơn bao giờ hết. Công nghệ có nhiều ý nghĩa sâu sắc hơn chỉ là những chiếc điện thoại hay laptop mà chúng ta đang sử dụng. Theo Anil Dash – CEO của Creek Software: “Công nghệ không chỉ là một ngành công nghiệp, nó là một phương tiện để thay đổi nền văn hoá và kinh tế của những hệ thống và cơ quan quyền lực hiện hành”. Cho dù bạn đang làm việc hay nghỉ ngơi, bạn luôn sử dụng công nghệ mà không hề nhận thức được mình đang dùng chúng.
Phụ nữ cho đến năm 2018 vẫn còn tiếp tục đối mặt với những thử thách khi phải vươn lên trong cuộc sống, đặc biệt là ở nơi làm việc. Họ vẫn chiến đấu trong những định kiến để nắm lấy sự tôn trọng mà bản thân họ xứng đáng có được. Dưới đây là 5 vấn đề lớn phụ nữ gặp phải ở nơi làm việc và những cách mà những nhà lãnh đạo có thể giúp.
Bạn có biết rằng thị trường sản phẩm vệ sinh phụ nữ toàn cầu được mong đợi sẽ thu lại lợi nhuận là 42.7 tỉ đô la? Vùng Châu Á – Thái Bình Dương nói riêng đã chiếm số cổ phần là 48.9% nhờ vào sự tăng nhận thức cá nhân và sự thích ứng cao hơn của các sản phẩm băng vệ sinh ở Trung Quốc, Nhật Bản và những nơi khác. Tại sao chúng ta nên để tâm đến ngành công nghiệp sản phẩm vệ sinh cho phụ nữ? Bên cạnh một thực tế là các sản phẩm này đều chứa thành phần sản xuất có tính kiềm hay các chất có thể gây hại cho sức khoẻ; mặt khác, những rác thải dung dịch vệ sinh phụ nữ này thường mất khoảng 500 năm để phân huỷ tự nhiên.
Người ta tin rằng văn hóa công ty là cực kỳ quan trọng để tổ chức có thể phát triển. Một số nghiên cứu cho thấy rằng phần lớn những người nghỉ việc bởi họ không cảm thấy được trân trọng. 65% trong đó cảm thấy họ không được ghi nhận cho những thành tựu và thành quả công viện trong công ty. Hiểu rõ thêm về văn hóa công ty là cần thiết – linh hoạt và cần được nuôi dưỡng. Nếu bạn không quan tâm, nó sẽ không phát triển theo hướng bạn mong muốn.
Trong cuộc sống, bạn sẽ gặp rất nhiều kiểu người, và dường như đó là quy luật bất biến, có người tốt, người xấu, người đem lại lợi ích à cũng có người mang bất lợi cho bạn.
Suy cho cùng người duy nhất bạn có thể dựa vào chính là bản thân bạn. Để tích lũy thêm ý nghĩa cho cuộc đời bạn, bạn cần bao bọc mình bởi những người giúp bạn trưởng thành, đem lại năng lượng tích cực cho cuộc đời bạn. Đừng lãng phí thời gian làm hài lòng những người không có chung giá trị sống, hay mối quan tâm chung. Đây không phải là điều ích kỷ, đây là bước đệm để bạn có thể chinh phục rất nhiều thành công ở phía trước.