Không ai là hoàn hảo, và bạn cũng vậy. Thất bại là một phần cố hữu trong những doanh nghiệp và tinh thần lãnh đạo thành công. Những cá nhân được xem là huyền thoại trong lĩnh vực của chính họ đều nhớ những lần vấp ngã của mình, bởi vì họ đã học trực tiếp rằng những thất bại trong đời là cơ hội học tập lớn nhất mà họ có thể tận dụng.
Hãy chừa chỗ cho sự phát triển
Đó là do bản chất con người, hay do cái tôi của chúng ta, làm chúng ta mang lối suy nghĩ “mình không phải là người có lỗi” khi mắc sai lầm? Với kiểu suy nghĩ như vậy, chúng ta sẽ bắt đầu chơi trò đổ lỗi cho nạn nhân sau đó. Tuy nhiên, nếu bạn thuyết phục chính mình rằng bạn đang không lầm lỗi khi bạn là người phải chịu trách nhiệm cho chính hành động của mình, bạn sẽ chẳng bao giờ có thể tiếp nhận thất bại như một cơ hội để học tập và phát triển bản thân.
Chấp nhận thất bại như “tác dụng phụ” của sự đổi mới
Những gì tốt đẹp cần phải có thời gian để bồi đắp. Bạn có thể sẽ thất bại, nhưng tự thân quá trình bạn cố gắng thực hiện kế hoạch đã là một nỗ lực xứng đáng. Mắc phải sai lầm, và làm lại một lần nữa cho tới khi bạn làm đúng. Nếu bạn nghĩ việc bạn sẽ làm là quan trọng, bạn nên thử làm và cố gắng hết mình, ngay cả khi bạn biết khả năng thành công của nó không cao. Và cố gắng thực hiện ngay cả khi bạn không mong đợi sự thành công của nó. Những sản phẩm thành công nhất là những mẫu đã được thiết kế lại cả hàng trăm lần. Những người làm ra nó là những người đã thất bại mỗi ngày cho cùng một công việc, nhưng bằng sự kiên trì và nỗ lực phân tích, thử nghiệm tìm ra sự kết hợp đúng đắn nhất, cuối cùng họ đã vượt qua mọi kì vọng với mô hình sản phẩm cuối cùng.
Điều quan trọng là, bạn phải học hỏi nhanh chóng từ những sai lầm bạn mắc phải và không từ bỏ. Người ta tin rằng những người thành công nhất là những người gặp nhiều sai lầm nhất. Mark Zuckerberg – CEO tập đoàn Facebook, từng nói: “Nếu bạn thành công, đó là do bạn đã mắc sai lầm ở hầu hết những việc bạn làm (…) Điều thực sự quan trọng, cuối cùng, là những việc bạn đã làm đúng sau những sai lầm đó.”