Vai Trò Của Kĩ Năng Mềm Trong Giáo Dục

Không thể phủ nhận, thế hệ ngày hôm nay sẽ trở thành những nhà lãnh đạo tương lai của nền kinh tế toàn cầu. Đừng nghĩ chỉ cần 1 tấm bằng Cử Nhân hay Thạc Sĩ là đủ. Thời nay, không chỉ là kiến thức chuyên môn, mà chính những “kĩ năng mềm” mới là yếu tố quyết định sự thành công trong công việc của bạn.

Kĩ năng mềm được xem là những thế mạnh trong quá trình làm việc chẳng hạn như kĩ năng giải quyết vấn đề, làm việc nhóm hay kĩ năng giao tiếp. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Việt Nam xếp thứ 57 trong số 137 nước có thị trường lao động hiệu quả (Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu 2017-2018). Giáo dục cao học đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố theo đuổi mục tiêu và sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Song tầm quan trọng của kĩ năng mềm đang bị đánh giá thấp và không được đề cao trong trường học. Tại sao việc đào tạo những kĩ năng mềm trong nền giáo dục Việt Nam là điều cần thiết?

Những môn học ở trường đại học và trường dạy nghề, toán học và khoa học rất được chú trọng trong việc giảng dạy, trong khi người học lại không được trang bị tốt các kĩ năng sống và kĩ năng học tập. Phương pháp giảng dạy truyền thống được áp dụng ở các học viện cao học bị chỉ trích vì chú trọng ghi nhớ và tái tạo lại thông tin dưới dạng bài giảng. Theo mô hình đó, sinh viên cần phải ngồi im lặng, viết bài và ôn lại khi được giao bài tập và thi cử. Điều đó dẫn đến việc đa số sinh viên tiếp cận vấn đề với một tâm thế rất thụ động trong mô hình giáo dục truyền thống.

90% sinh viên Việt Nam không có những kĩ năng mềm cần thiết và đây là lí do quan trọng vì sao mỗi năm có đến hơn 400,000 sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường (Theo University World).

Theo nghiên cứu nhận định những kĩ năng mềm cần thiết để tối đa sự thành công trong sự nghiệp của sinh viên (của trường Laura và Shaw năm 2016), tất cả phản hồi từ các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau đều đồng ý rằng 19 kĩ năng mềm sau rất cần thiết trong cách thức làm việc ở các doanh nghiệp hiện nay. Trong số đó, kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm, sự linh hoạt, dịch vụ khách hàng, tạo lập quan hệ, tiếp thị, thái độ tích cực và tinh thần trách nhiệm được xem là quan trọng nhất trong việc vận hành doanh nghiệp ở Việt Nam.

Ông Trần Trọng Thanh, Chủ tịch hội đồng quản trị của Tập đoàn Vinapo, chỉ ra rằng 90% sinh viên Việt Nam không có những kĩ năng mềm cần thiết và đây là lí do quan trọng vì sao mỗi năm có đến hơn 400,000 sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường (Theo University World News). Ngoài những đức tính thường thấy như sự tận tâm, chăm chỉ và tuân thủ quy tắc, những nhà tuyển dụng đòi hỏi sinh viên phải đáp ứng được kĩ năng sử dụng ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh), để có thể giao tiếp tốt, làm việc nhóm và chủ động khởi xướng trong công việc. Vietnamworks, một công ty tuyển dụng trực tuyến, đã chỉ ra rằng 84% trong 2500 nhân lực Việt Nam thiếu sự tự tin trong việc giao tiếp ngoại ngữ. Chỉ xét đến mặt này, ứng viên người Việt đã gặp phải những trở ngại khi thương lượng mức lương và 67% tin rằng họ không có đủ những kĩ năng cần thiết để cạnh tranh với nguồn nhân lực nước ngoài trong Cộng đồng Kinh tế Châu Á.

Phương pháp giảng dạy, mô hình đánh giá và những hoạt động ngoại khoá là những nhân tố khách quan trong việc học của mỗi người. Điều quan trọng là sự độc lập và chủ động của người học trong việc tìm cho mình những cơ hội phát triển từ môi trường giáo dục sẵn có. Nền kinh tế Việt Nam ngày càng trở nên cạnh tranh hơn, nếu người học hiểu được tầm quan trọng của kĩ năng mềm trong cuộc sống thì chính họ sẽ có thể trở thành những nhân tố kiến tạo một nền giáo dục lâu dài và bền vững. Bằng việc hiểu quan điểm của nhà tuyển dụng về vai trò quan trọng của các kĩ năng mềm đối với sự thành công trong công việc, người học sẽ có định hướng giáo dục đúng đắn hơn cho bản thân mình, đáp ứng được nhu cầu xã hội và hoàn thiện mình trong quá trình tự học suốt đời.